Đăng ký hội viên clb |

Quá trình trả nợ là quá trình tạo ra hiệu quả

Sáng 8/1, hơn 100 doanh nhân đã tham dự cuộc tọa đàm "Cách tìm nguồn vốn trong kinh doanh và đầu tư" do Câu lạc bộ Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại tòa nhà ITAXA - 116 -118 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, TP.HCM.

13007847922264-1084
 

 

 



Từ trái: Chủ trì tọa đàm do ông Nguyễn Đình Hậu - Trưởng Ban Đầu tư - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đông Phương Xanh; các diễn giả là PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia; ông Nguyễn Ngọc Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng GD Công ty Đầu tư Thương mại SMC; và ông Trần Vĩnh An - Giám đốc Tài chính Quỹ đầu tư SEAF.

Cám ơn "vụ án Vinashine"!

PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM: Năm 2010, 4 mục tiêu lớn của đất nước đưa ra, chúng ta đã hoàn thành 3 mục tiêu, đó là thứ nhất đảm bảo tăng trưởng 6,78%, thứ hai là kiểm soát được bội chi ngân sách là 5,8% GDP, thứ ba là giảm nhập siêu ở mức 17,3% kim ngạch xuất khẩu, chỉ có mục tiêu thứ tư chúng ta không hoàn thành là vấn đề lạm phát ở con số 11,75% nhưng tôi tin rằng sẽ ngăn chặn được lạm phát.

SEAF:

- Thành lập năm 1989
- Trụ sở chính tại Washington D.C.
- Có văn phòng tại 19 nước.
- Đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 30 nước.
- Hiện đang quản lý 20 quỹ.
- Tổng tài sản đang quản lý 540 triệu USD.

SEAF BWGF:

- Quỹ do SEAF thành lập năm 2007 với mục tiêu đầu tư vào Việt Nam
- Vốn cam kết: 25triệu USD
- Đã đầu tư vào 12 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội, TP.HCM và Bình Phước.

Bước sang năm 2011, hãy còn đó những nỗi lo trăn trở, thứ nhất đó là vấn đề bội chi, 2011 này Chính phủ quyết tâm làm thế nào để giảm bội chi về ngân sách ở mức dưới 4% GDP thì mới an toàn. Thứ hai, vấn đề nhập siêu, nhất là từ khi gia nhập WTO, 4 năm liền chúng ta bội nhập cao nhất trong vòng 20 năm qua, trong đó năm 2008 nhập siêu cao nhất tới 17 tỷ rưởi USD dẫn đến thâm thụt cán cân thương mại...

Nhưng đáng mừng, chúng ta đã nằm bắt được "bệnh" của nền kinh tế, bằng chứng cụ thể là qua vụ án Vinashin đã minh chứng rõ "bệnh" về công tác quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước, phải nói rằng chúng ta cám ơn "vụ án Vinashine" đầu tư không hiệu quả.

Nói về việc điều tiết nguồn vốn trong nền kinh tế vĩ mô của các ngân hàng Việt Nam vẫn còn đang nghiên về đầu tư tài chính sẽ ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp, TS Ngân giải thích, trong nền kinh tế Việt Nam chia làm 3 khu vực: đó là khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài. Trong đó, khu vực Nhà nước đóng góp 35-36% GDP, khu vực ngoài Nhà nước đóng góp 48% GDP và khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp 17 - 18% GDP.

Nguồn vốn tin dụng cũng sẽ rải ra 3 khu vực này, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân cá thể do đặc điểm vốn tự có thấp, tình hình tài chính chưa được kiểm toán, tài sản thế chấp cho ngân hàng cũng giới hạn, thương hiệu vẫn phải còn chờ thời gian nữa mới khẳng định niềm tin đối với người cho vay... những điều này còn cản trở cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong vấn đề tiếp cập nguồn vốn ngân hàng.

Cho nên trong thời gian tới, tôi đã kiến nghị với Chính phủ rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập siêu là do lực lượng kinh tế khu vực ngoài nhà nước, không được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ, cho nên lực lượng này gần đây có tư tưởng mệt mõi, mà nếu đội ngũ này buông tay thì nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn nhập siêu còn cao. Bởi vì lực lượng kinh tế dân doanh này đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho người dân, mà nếu lực lượng này buông tay thì hàng dùng tiêu đó phải nhập! Do đó, Chính phủ cần phải có chính sách hỗ trợ đối với lực lượng kinh tế dân doanh này như là nông nghiệp nông thôn.


Bà Phan Thị Tuyết Mai - Phó Chủ tịch CLB Doanh Nhân Sài Gòn trao hoa và kỷ niệm chương cho các diễn giả.

Quá trình trả nợ là quá trình tạo ra hiệu quả!

Ông Nguyễn Ngọc Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng GD Công ty Đầu tư Thương mại SMC: cho biết đã là doanh nghiệp thì có 2 bức xúc và thử thách cực lớn đó là nguồn nhân lực và nguồn tài chính. Ở đây, tôi chỉ đề cập về tài chính. Trước đây, chúng tôi rất bức xúc và thật bức xúc về vấn đề tài chính, bởi vì trong kinh doanh có rất nhiều thời cơ nó đến rồi nó đi, có thể 6 tháng, có thể 1 năm... không biết lúc nào nó đến, lúc nào nó đi, chợt đến rồi chợt đi... nếu chúng ta có sự chuẩn bị tốt về nguồn tài chính để chào đón cơ hội thì sẽ đạt kết quả mỹ mãn, thắng lớn!

SEAF hữu hiệu với những doanh nghiệp nào?

Ông Trần Vĩnh An - Giám đốc Tài chính Quỹ đầu tư SEAF cho biết doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, nếu có ý tưởng và kế hoạch kinh doanh là có thể trình bày trao đổi trực tiếp với cán bộ SEAF để họ hiểu và hỗ trợ cho doanh nghiệp được vay vốn.

Các khoản đầu tư của Quỹ thích hợp với các doanh nghiệp:

- Đang trong giai đoạn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
- Có lịch sử dòng tiền dương và tiềm năng tăng trưởng cao.
- Nhưng hiện tại không vay được từ ngân hàng đủ lượng vốn cần thiết để thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Và chưa thể hoặc chưa muốn bán một lượng lớn cở phần tại thời điểm này vì không muốn pha loãng tỉ lệ sở hữu của chủ doanh nghiệp

Theo kinh nghiệm của chúng tôi là khi đã tiến hành cổ phần hóa, không còn chỗ dựa nguồn vốn nhà nước nữa, điều tiên quyết là chúng ta phải tìm hiểu thêm về bộ môn tài chính học, tìm hiều lĩnh vực tiền tệ, kế toán... để trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính để chúng ta có thể làm chủ và điều hành những hành vi và các quyết định về tài chính kế toán - đó là điều rất cần thiết.

Vấn đề thứ hai là ngân hàng, họ cũng là doanh nghiệp, hiện nay họ đã và đang phát triển mạng lưới chi nhánh và văn phòng giao dịch rất nhiều, đây là cơ hội tuyệt vời để các doanh nghiệp tiếp xúc, giao dịch với ngân hàng, bởi vì ngân hàng cũng rất cần doanh nghiệp để họ cho vay!

Vấn đề là doanh nghiệp chúng ta cần phải có hồ sơ sạch, hạch toán kinh doanh làm sao phải có lãi, báo cáo tài chính rõ ràng, tốt hơn nữa là có báo cáo kiểm toán thì ngân hàng sẽ sẵn sàng cho vay! Ngân hàng rất cần doanh nghiệp tốt, uy tín, minh bạch và khi đó doanh nghiệp vay càng nhiều thì ngân hàng lại càng thích!

Chúng tôi cũng chia sẻ thêm một kinh nghiệm trong việc trả nợ và coi quá trình trả nợ là quá trình tạo ra hiệu quả - đó là lấy chiến thuật làm chiến lược, lấy chiến lược để nuôi chiến thuật, có nghĩa là năm nay tôi nợ 50 tỷ, tôi trả nợ đúng hạn, thực hiện rất nghiêm túc các lời cam kết, thì sang năm người ta sẽ cho mình vay 80 tỷ hoặc hơn nữa, và sang năm tôi tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đúng hạn thì người ta lại tiếp tục nâng lên cho vay 100 hay 150 tỷ....đó là quá trình hết sức hiệu quả tạo ra nguồn vốn thuận lợi vô cùng trong việc phục vụ sản xuất kinh doanh - đó là lấy chiến thuật phục vụ chiến lược.

Theo tôi nếu so với các nguồn vốn khác thì ngân hàng luôn là kênh dẫn cực kỳ hiệu quả, cực kỳ nhanh, tuy rằng lãi suất có hơi cao, nhưng giải quyết kịp thời, đáp ứng được vấn đề thời cơ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng về vấn đề đầu tư, theo kinh nghiệm của công ty chúng tôi là thận trọng, đầu tư tối đa không quá 50% nguồn vốn chúng ta tự có!


"Ông cố nội nợ"

Ông Ngọc Anh ví von công ty mình là thuộc loại "ông cố nội nợ", bởi vì khối lượng nợ quá lớn, tổng tài sản chúng tôi là 2.000 tỷ đồng, trong đó vốn sở hữu là 500 tỷ, còn lại 1.500 tỷ là vay từ các nguồn vốn khác. Tính đến ngày hôm nay, công ty chúng tôi có thể huy động vay ngân hàng hơn cả ngàn tỷ đồng, không phải chỉ vay ngân hàng trong nước mà cả ngân hàng nước ngoài, đó là thành tựu mà chúng tôi đã đánh đổi bằng công sức, bằng vị thế của doanh nghiệp trong thương trường. Hàng năm Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro tin dụng của ngân hàng nhà nước, Ủy ban Chứng khoán, họ cũng đã xếp hạng đánh giá Công ty SMC - chính nó đã bổ sung chất lượng và tín nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Thành ra đối với Công ty SMC, các ngân hàng gần như dành nhau để cho Công ty SMC vay, chúng tôi hơi khác ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở chỗ đó. Theo lời khuyên của tôi thì đối với các doanh nghiệp nhỏ muốn vay vốn ngân hàng, điều đầu tiên nên kiếm tài sản thế chấp như nhà cửa, xe cộ để vay ban đầu món nhỏ. Rồi thông qua đó chúng ta tiếp xúc, làm quen cán bộ ngân hàng, và chứng minh họ thấy những nguồn vốn vay, doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả... thì chắc chắn lần sau ngân hàng sẽ nâng mức cho vay lên và dần dần tiến tới từ chỗ cho vay thế chấp đến cho vay tín chấp!

Khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp các quỹ luôn quan tâm

- Đội ngũ quản lý doanh nghiệp là ai
- Lịch sử doanh nghiệp phải trong sạch và uy tín
- Khả năng tăng trưởng của ngành
- Doanh thu dự kiến 3 đến 5 năm tới
- Thị trường tiềm năng của doanh nghiệp
- Lợi thế trong cạnh tranh

Các bước bạn cần làm để tiếp cận được nguồn vốn tốt

- Lập một kế hoạch kinh doanh
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ
- Chứng minh việc sử dụng nguồn tiền hợp lý trong kinh doanh và đầu tư
- Kiểm tra các chỉ số tài chính của doanh nghiệp
- Kiểm tra việc vay nợ của doanh nghiệp trong quá khứ
- Cung cấp các hợp đồng của đối tác đang có
- Tìm kiếm các kênh hỗ trợ vốn ưu đãi
- Chuẩn bị trước khả năng trình bày thuyết phục khi nói chuyện với đối tác cho vay vốn
- Nộp đơn xin hỗ trợ vốn
- Kiên nhẫn chờ

Các giải pháp tìm kiếm vốn cho doanh nghiệp

- Vay có kỳ hạn thông qua ngân hàng
- Quỹ đầu tư tài chính
- Thuê tài chính
- Phát hành cổ phiếu
- Bạn bè
- Mua hàng trả chậm
- Sử dụng nguồn vốn là tài sản vô hình

Các chủ doanh nghiệp cần lưu ý

- Minh bạch trong tài chính
- Trang bị thêm kiến thức về tài chính






Các tin khác
«    1 2 3 4 5   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.555.274
  • Số người online : 6