Đăng ký hội viên clb |

DN than khó phát triển kênh phân phối truyền thống

(TBKTSG Online) - Vào được hệ thống kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại đã khó, nhưng để phát triển được kênh bán hàng truyền thống như cửa hàng, chợ... vốn đang chiếm thị phần bán lẻ lớn nhất ở Việt Nam hiện nay còn khó và tốn kém hơn.


 

Đây là nhận định của doanh nghiệp tại buổi tọa đàm “Giải pháp giúp doanh nghiệp có thị trường bán lẻ” do Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn và Trung tâm xúc tiến Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp phối hợp tổ chức vào hôm nay, 1-7, tại TPHCM.

Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất và nhà cung cấp hàng hóa trong nước đều nêu vướng mắc về việc đưa sản phẩm và hàng hóa vào kênh phân phối hiện đại, nhất là ở các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng có vốn đầu tư nước ngoài, vốn đang chiếm thị phần cao tại kênh phân phối này ở thị trường bán lẻ Việt Nam.

Nhằm không quá phụ thuộc vào kênh bán hàng hiện đại cũng như sự chèn ép của các nhà bán lẻ nước ngoài, một số ý kiến cho rằng nhà sản xuất cần chú ý tập trung khai thác và phát triển triển kênh phân phối truyền thống vì đây là kênh bán hàng chiếm đến 75% doanh số thị trường bán lẻ trong nước hiện nay và đây cũng là kênh phân phối mà doanh nghiệp Việt Nam đang làm chủ hoàn toàn.

Như Vissan năm 2010 có khoảng 1.000 đại lý bán lẻ trên toàn quốc, nhưng doanh số vẫn dậm chân tại chỗ, các đại lý bán hàng thụ động…Từ việc này, Vissan đã tái cấu trúc lại kênh phân phối, xây dựng 130.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.

Hay nhà sản xuất bánh kẹo Bibica, hiện nay lợi nhuận mang về chủ yếu từ 95.000 cửa hàng truyền thống ở khắp các tỉnh thành, chứ không phải từ 600 điểm bán lẻ hiện đại mà công ty có mặt.

Thoạt đầu, đề xuất này nghe rất hợp lý, nhưng một số doanh nghiệp lại cho rằng việc phát triển kênh bán lẻ truyền thống còn khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với đưa hàng hóa vào kênh phân phối hiện đại.

Tại buổi tọa đàm, bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng giám đốc Sài Gòn Food, cho biết để phát triển được kênh bán hàng truyền thống mọi việc không đơn giản, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Gần 13 năm nay Sài Gòn Food tập trung phát triển thị trường nội địa, nhưng đến nay cũng chủ yếu tập trung vào kênh bán lẻ hiện đại. "Để mở rộng thị trường trong nước, công ty xác định thâm nhập vào kênh phân phối truyền thống nhưng chi phí đầu tư rất lớn, tháng nào chúng tôi cũng phải giải trình về chi phí đầu tư, bởi doanh thu không bằng phần chi phí bỏ ra", bà Lâm nói. Tuy nhiên, mạng lưới bán lẻ của Sài Gòn Food thì tăng mạnh. Nếu như trong 13 năm chỉ có 600 điểm bán ở kênh phân phối hiện đại nhưng 8 tháng qua đã nâng lên 5.000 điểm bán ở kênh truyền thống.

Về một số ý kiến đề xuất rằng doanh nghiệp sản xuất khác ngành, không cùng mặt hàng cần liên kết lại để phát triển kênh bán hàng riêng nhằm giảm chi phí. Đề xuất này nghe cũng phù hợp và được cho là như cái "phao" cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bấu víu trong bối cảnh nhà bán lẻ ngoại chèn ép, gây khó khăn. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là có được bao nhiêu doanh nghiệp lớn đi tiên phong đứng ra sẵn sàng làm việc này hay là có một chiến lược lâu dài nào của nhà nước, hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp?

Theo các doanh nghiệp và các chuyên gia, một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển thị trường bán lẻ tại ngay chính thị trường Việt Nam là doanh nghiệp phải tự lực, tự nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp, liên kết với nhau tạo sự cạnh tranh, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành tốt. Bên cạnh đó, cần có hệ thống phân phối tốt.

http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/148407/

Các tin khác
«    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.522.606
  • Số người online : 8