Đăng ký hội viên clb |

Công nghệ có thể giúp giảm chi phí logistics

pham-hong-quat-6625-1575618545
 

                                 Ông Phạm Hồng Quất phát biểu tại sự kiện

Chi phí logistics so với GDP của Việt Nam đang cao so với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để giảm chi phí, công nghệ sẽ là một giải pháp.

Tại diễn đàn "Kết nối nguồn lực phát triển khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử và logistics" tổ chức trong khuôn khổ Techfest 2019, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nhận định, thương mại điện tử và logistics là lĩnh vực mà các tập đoàn lớn cũng như các bạn trẻ rất quan tâm. Theo đó, những gợi ý về xu hướng công nghệ sẽ là giúp các bạn trẻ khởi nghiệp có thể nghiên cứu, tham gia.

Nhìn ở góc độ như một ngành công nghiệp dịch vụ, logistics liên quan tới việc chuyên chở và tồn trữ hàng hóa, gắn với các hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng cho khách hàng. 

Theo ông Trần Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng giáo khoa, Trường Logistics và Hàng không Việt Nam, trong thời 4.0, từ mọi góc độ, logistics đều đóng vai trò quan trọng. Trong đó sau khi thiết kế một sản phẩm, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện thiết kế logistics, lập kế hoạch logistics, vận hành chuỗi cung ứng, dịch vụ khách hàng. Các bước này đều cần công nghệ hỗ trợ.

Hiện nay, dịch vụ Logistics tại Việt Nam đang phát triển bình quân 12-14%/năm, đóng góp 4-5% vào trong GDP. Tuy nhiên, chi phí logistics so với GDP của Việt Nam đang ở mức 16,8% (khoảng 40 tỷ USD). - khá cao so với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam năm 2018 cho thấy mức độ áp dụng công nghệ của các công ty trong ngành còn thấp nhưng đã có cải thiện, từ mức 15-25% trong 2016 đạt khoảng 40% năm 2018 tùy loại hình dịch vụ.

So với các ngành như truyền thông, bán lẻ khác thì tốc độ chuyển đổi số của ngành logistics còn diễn ra khá chậm. "Nhưng khó khăn này cũng chính là cơ hội thị trường lớn để các doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia vào giải các bài toán khó", ông Đào Trọng Khoa, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam nói.

Việt Nam đã có một số công ty startup tiêu biểu về giải quyết vấn đề logistics như Abivin (xây dựng lộ trình tối ưu, quản lý kho, quản lý vận tải cho doanh nghiệp), Logivan (kết nối mạng lưới xe tải với đơn hàng), FastGo (kết nối tài xế với khách hàng), Xeca (bán vé và quản lý vận tải cho hãng xe khách)...Tuy nhiên, phần lớn các startup hiện vẫn chỉ đang tập trung vào một vài công đoạn rất nhỏ trong khi dịch vụ logistics đang có 17 phân ngành, với những loạt hoạt động khác như kho bãi, xếp dỡ, vận đơn, thương mại điện tử, thu hộ, dán nhãn.

"Các bạn trẻ có ý định khởi nghiệp hỗ trợ ngành logistics tương lai nên có một góc nhìn tổng quan hơn về tất cả những hoạt động cốt lõi của ngành", ông Đào Trọng Khoa gợi ý.

Hà Chi


                                                                                        Nguồn: VnExpress

Các tin khác
«    1 2 3   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.521.703
  • Số người online : 4