Đăng ký hội viên clb |

Chính sách thuế và thuế suất của Thụy Điển

xuat-khau-la-gi-7-cw34l
 

1.     Thuế quan

Từ khi Thụy Điển trở thành thành viên EU năm 1995, hệ thống các quy tắc về thuế nhập khẩu đã hoàn toàn hài hoà với hệ thống thuế quan nhập khẩu của Liên minh Châu Âu. Thuế nhập khẩu vào Thụy Điển chủ yếu là thuế theo giá (tính theo phần trăm trên giá hàng hoá). Ngoài ra, một số hàng thực phẩm và hàng nông sản như thịt bò và các sản phẩm từ sữa phải tuân theo quy định về hạn ngạch của EU. 

Thuế quan Thụy Điển sử dụng Hệ thống hài hoà về Mã hoá và Mô tả Hàng hoá (HS) trong biểu thuế quan. Thuế nhập khẩu được tính theo giá CIF (tiền hàng, bảo hiểm, cước) của hàng nhập khẩu. Thuế suất thuế nhập khẩu thay đổi tuỳ theo mặt hàng và nước xuất xứ. 

Hiện nay, Thụy Điển áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu chung của EU (0 - 20%) đối với hàng hoá công nghiệp từ các nước không thuộc EU và các nước không thuộc Hiệp hội EFTA.

 

2.     Miễn thuế:

 

Theo quy định về ưu đãi chung dành cho các nước kém phát triển, Thụy Điển không đánh thuế đối với hàng hoá công nghiệp thành phẩm và bán thành phẩm nhập khẩu (ngoại trừ hàng quần áo và giày dép) và nhiều mặt hàng nông sản từ khoảng 125 nước đang phát triển. Tất cả các sản phẩm nhiệt đới đều được miễn thuế khi nhập khẩu vào Thụy Điển. 

Các mẫu catalogue, thông tư, bảng giá và các ấn phẩm phục vụ quảng cáo đều được miễn thuế.  

Trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu có thể được giảm hoặc miễn thuế hải quan, điển hình nhất là khi hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước mà EU ký hiệp định phi mậu dịch. Một số trường hợp khác đó là:

 

3.     Tạm nhập

Việc nhập khẩu các sản phẩm để tiếp tục chế biến, đóng gói lại hoặc tái xuất

Việc nhập khẩu các công cụ dụng cụ phục vụ khoa học.

 

4.     Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU:

 

Thụy Điển còn áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU. Theo chương trình này, EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và các văn bản thỏa thuận được ký giữa 2 bên. 

Bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU như sau: 

Nhóm 1: Sản phẩm rất nhạy cảm: bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Nhóm này khi nhập khẩu vào EU sẽ được hưởng mức thuế GSP với thuế suất bằng 85% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu.

Nhóm 2: Các sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hóa chất, nguyên liệu, hàng thủ công. Nhóm này được hưởng mức thuế GSP bằng với thuế suất bằng 70% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng EU không khuyến khích nhập khẩu

Nhóm 3: Sản phẩm bán nhạy cảm: bao gồm phần lớn là thủy hải sản đông lạnh. Nhóm này được hưởng mức thuế GSP với thuế suất bằng 35% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu. 

Nhóm 4: Sản phẩm không nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu, nông sản… Nhóm này được hưởng mức thuế GSP với thuế suất bằng 0-10% thuế suất tối huệ quốc. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu. 

Hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) từ 1/7/1996 cho đến nay.

 

5.     Các loại thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu

 

Thuế VAT: 

Hiện nay, thuế giá trị gia tăng (VAT) đánh trên giá bán hàng hoá và dịch vụ ở mức phổ biến là 25%. Một số mặt hàng thực phẩm, phí khách sạn và một số loại hình dịch vụ khác như thực phẩm, khách sản và nghệ thuật được hưởng mức thuế VAT thấp hơn với thuế suất là 12%, sách, tạp chí, giao thông, sự khiện thể thao, nhà hàng, bảo tàng… được hưởng mức thuế 6%. 

Thụy Điển cũng đánh VAT trên trị giá mua lại từ các đơn vị kinh doanh trong EU và đánh vào hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ các nước ngoài EU. Thuế VAT sẽ được miễn cho các hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia ngoài EU. 

Thuế chống bán phá giá: 

Khi sản phẩm nhập khẩu gây tổn hại vật chất hoặc đe doạ gây tổn hại vật chất đến ngành sản xuất sản phẩm giống hệt hay tương tự ở Thụy Điển, thì ngành sản xuất bị tổn hại hay bị đe doạ gây tổn hại đó có thể gửi đơn kiện đến Brussels (Bỉ). Thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng nếu kết quả điều tra cho thấy sản phẩm nhập khẩu đã được bán tại Thụy Điển với mức giá thấp hơn mức giá thông thường của sản phẩm đó bán tại nước xuất khẩu. Loại thuế này được đánh như một khoản phụ thu bên cạnh thuế hải quan thông thường. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào một số mặt hàng nhất định có liên quan đến hàng nhập khẩu từ các nước nằm ngoài EU. Đây là công cụ mà Thụy Điển sử dụng để điều tiết tiêu dùng các mặt hàng như năng lượng, rượu và thuốc lá…  

Hiện nay thuế tiêu thụ đặc biệt chủ yếu là thuế đánh vào các mặt hàng như: 

  • Nhiên liệu (ví dụ: xăng, dầu, than và gas)
  • Điện
  • Rượu
  • Thuốc lá
  • Trò chơi điện tử
  • Xe máy
  • Cầu đường. 

Thuế đối kháng (thuế chống trợ giá): 

Thuế đối kháng được áp dụng để chống lại tác động của việc nước xuất khẩu trợ cấp cho mặt hàng xuất sang Thụy Điển dẫn tới giá thành thấp hơn một cách giả tạo gây bất lợi cho Thụy Điển và các nền kinh tế thành viên EU. 

 
 
                                                                                    Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển
                                                                                    Nguồn: VietnamExport

Các tin khác
«    1 2 3   »
  • ĐIỂM TIN - SỰ KIỆN
  • CHIA SẺ
song-hong-25102021
cong-ty-tnhh-truyen-thong-live-channel
cong-ty-tnhh-dt-xd-tm-dv-moc-may-man
-
-o-e-
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Số người truy cập : 9.521.984
  • Số người online : 8